Friday, May 18, 2012

Co the dieu chinh gia dien ba thang mot lan

KTĐT - Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 31/TT-BCT qui định điều chỉnh giá bán điện theo thông số đầu vào cơ bản. Theo đó, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh giá điện liên tiếp tối thiểu là 3 tháng, thay vì chỉ điều chỉnh mỗi năm một lần như hiện nay. Thông tư nhằm cụ thể hóa Quyết định 24 do Thủ tướng ban hành ngày 15/4 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Thông tư 31 của Bộ Công Thương cũng cho phép thành lập quĩ bình ổn giá bán điện. Nguồn hình thành quĩ được trích từ giá bán điện và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện... Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/9/2011. QĐND Online - Từ ngày 15 đến ngày 18-5, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã đi thị sát việc thực hiện tiến xây dựng tuyên đường Trường Sơn Đông. >>> Bài 1: Quĩ bình ổn - bình ổn cho ai?

Thu Trang

Theo Đại tá, thạc sĩ Văn Thái Bình, Giám đốc Ban quản lý Dự án 46 – thuộc Bộ Tổng tham mưu: Dự án xây dựng tuyến đường Trường Sơn Đông là một nhiệm vụ lớn, quan trọng mà Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện. Đây là tuyến đường nằm trên khu vực yết hầu của miền Trung- Tây Nguyên, sau khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế- xã hội và quốc phòng- an ninh. Đường Trường Sơn Đông có tổng chiều dài 670km, chạy qua 7 tỉnh là: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Lâm Đồng. Điểm đầu tuyến tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Điểm cuối là cầu Suối Vàng, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Được khởi công từ ngày 5-9-2005, đến nay đã có khoảng 250km hoàn thành, nhiều đoạn đã thông tuyến và đưa vào sử dụng. Để xây dựng tuyến đường này, ngoài một số đoạn có các công trình quốc phòng phải chỉ định thầu, còn lại Ban Quản lý thực hiện cơ chế đấu thầu rộng rãi. Chính vì vậy, nơi đây đã hội tụ những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của quân đội và quốc gia như Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Thành An, Binh đoàn 15, Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Công trình hàng không (ACC), Tổng công ty Xây dựng 319, Tổng công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Công ty Vạn Tường; cùng với đó là nhiều doanh nghiệp xây dựng ngoài quân đội như Tập đoàn Sơn Hải (Quảng Bình), Công ty Đông Hưng (Gia Lai), Công ty Cổ phần 482… Đây là công trình giao thông lớn, kiên cố, thuộc loại đường miền núi cấp 4, có chiều rộng là 5,5m (nếu tính cả hai bên lề gia cố là 6,5m). Trên toàn tuyến, sẽ có 40% được xây dựng bằng bê tông xi măng mác 300 và 350, độ dầy bề mặt lên tới 24cm, 60% là đường bê tông nhựa.

Có mặt tại Đông Trường Sơn trong những ngày tháng 5 lịch sử này, chúng tôi chứng kiến không khí thi công khẩn trương trên một số công trường. Hàng trăm km đã hoàn thành, kết nối giao thông, giao thương trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

Sau khi kiểm tra toàn tuyến, nắm tình hình thi công của một số nhà thầu, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng yêu cầu Ban quản lý Dự án 46 cần phối hợp chặt chẽ với Văn phòng điều hành tư vấn giám sát Q.C.I Trường Sơn Đông (do các chuyên gia Cu-ba đảm trách), các đơn vị thi công (nhà thầu), bảo đảm tiến độ và chất lượng từng hạng mục, từng gói thầu và từng toàn bộ công trình; dự kiến được những tình huống làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, nhất là yếu tố thời tiết khi mùa mưa đang đến gần.

Trung tướng Võ Văn Tuấn cũng đã thăm, động viên, tặng quà cán bộ, công nhân một số đơn vị đang thi công trên tuyến đường quan trọng ở Đông Trường Sơn.

Phóng sự ảnh của Lê Thiết Hùng

Công nhân Công ty Vạn Tường (Quân khu 5) đang thi công đường Trường Sơn Đông tại xã Trà Vân, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng, trò chuyện với các chuyên gia Cu-ba…

… và tặng quà cho đơn vị thi công mới trên công trường.

Cây cầu mới Đắk Pa Che đang được xây mới ở xã Ngọc Tem, huyện KBlong (Kon Tum) ...

...sẽ thay thế cây cầu cũ cheo leo làm bằng dây văng này

Một đoạn đường đã hoàn thành chạy qua địa bàn huyện KBang (Gia Lai).

Công ty Xây dựng dựng công trình hàng không ACC tiếp tục thi công một đoạn đường mới.

Gói thầu đường đôi S1 ở xã Sơn Lang, huyện KBang (Gia Lai) đã hoàn thành.

Công ty Coma 25 thi công cầu Ka Nát 2 (thuộc gói thầu C7).

Thiết bị cơ giới của Binh đoàn 11 đang tiền hành thảm một đoạn đường

Những ngôi nhà mới đã "bám mặt đường" khi tuyến đường Trường Sơn Đông trên Tây Nguyên hoàn thành.

>>>Bài 2: Cơ chế điều hành giá nửa vời

Từ bài học thị trường viễn thông

Năm 1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) thành lập. Trong một thời gian dài, "đại công ty" này "làm mưa làm gió" trên thị trường viễn thông bởi vị trí độc quyền của mình. Sau thời điểm nhiều công ty viễn thông như Viettel, Saigon postel... ra đời, thị trường viễn thông mới bắt đầu có sự cạnh tranh dù rất ít. Tuy nhiên, VNPT vẫn chiếm giữ phần lớn thị phần điện thoại cố định lẫn di động. Đặc biệt, Tổng Công ty này nắm giữ đường trục viễn thông duy nhất của đất nước. Các doanh nghiệp (DN) viễn thông mới ra đời đã luôn kêu trời mỗi khi thương thảo với VNPT để thuê kênh (đường trục) kết nối mạng và để được phép "thông đường" với Vinaphone và MobiFone. Bởi thế, dù cạnh tranh thế nào đi nữa các công ty mới vào cuộc cũngkhông thể hạ giá cước xuống bằng hoặc thấp hơn giá thuê kênh của VNPT. Chỉ đến giữa năm 2004, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó đang là Phó Thủ tướng tuyên bố, sẽ phá thế độc quyền hệ thống đường trục viễn thông quốc gia của VNPT, các DN viễn thông non trẻ ra đời sau VNPT mới có cơ hội được cạnh tranh công bằng thực sự.

Bên cạnh sự nỗ lực của DN, cũng phải kể đến sự quyết tâm rất lớn của các cơ quan Nhà nước. Năm 2000, Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị với mục tiêu "chống độc quyền, mở cửa thị trường" ra đời. Với mục tiêu, Việt Nam phải có chất lượng và giá cước dịch vụ tương đương hoặc thấp hơn các nước trong khu vực. Chỉ thị này được coi là dấu mốc đánh giá sự chuyển mình mạng mẽ của ngành viễn thông Việt Nam.

Việc mở cửa thị trường viễn thông cho nhiều DN khác như Viettel, EVN Telecom, FPT Telecom… cung cấp dịch vụ bên cạnh VNPT đã khiến thị trường viễn thông Việt Nam liên tục tăng trưởng bùng nổ trong hơn 10 năm qua. Giá cước hạ, chất lượng mạng tốt, thái độ phục vụ ngày càng được nâng cao… đó là những thực tế hiển nhiên mà ai cũng phải công nhận.

Nhìn vào điều hành xăng dầu hiện nay

Từ bài học mở cửa thị trường viễn thông, nhìn về điều hành xăng dầu hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để thực sự vừa lòng người dùng, chúng ta cần xây dựng một thị trường cạnh tranh đúng nghĩa. Chống độc quyền, mở cửa thị trường là mục tiêu cần tiến đến trong thời gian sớm nhất.

Hiện, Việt Nam có 11 DN đầu mối kinh doanh xăng dầu nhưng thị trường xăng dầu vẫn chưa phải là thị trường cạnh tranh bởi tất cả các DN này đều của Nhà nước, vẫn là thị trường độc quyền Nhà nước."Đã gọi là tự do hóa cạnh tranh thì phải cho DN tư nhân tham gia vào. Và tạo điều kiện cho họ"- T.S Nguyễn Minh Phong- Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế, xã hội Hà Nội đánh giá.

Tuy nhiên, theo Nghị định 55/2007/NĐ- CP, DN muốn tham gia phải có Cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác trọng tải tối thiểu 7.000 tấn; có kho chứa dung tích tối thiểu 15.000m3... Với những điều kiện này, sẽ có rất ít DN tư nhân đủ điều kiện để được cấp phép.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, việc đưa ra các các điều kiện buộc DN tư nhân muốn tham gia kinh doanh xăng dầu phải có từ A-Z như vậy là không hợp lý. Ví dụ, như quy định DN phải có kho chứa, là không cần vì đã có những đơn vị chuyên kinh doanh kho chứa nên không nhất thiết đơn vị kinh doanh xăng dầu phải có kho chứa. Trong kinh tế thị trường, có thể phân công nhau chuyên môn hóa. Người chuyên nhập, người chuyên lưu trữ, người lại chuyên vận chuyển lưu thông"- ông Phong nhận định.

Theo thông lệ quốc tế, để phá thế độc quyền, các DN mới phải được ưu ái, còn DN độc quyền phải bị Nhà nước khống chế (về chính sách, về giá...). Còn ở ta, nhìn vào thực tế điều hành xăng dầu hiện nay, có thể thấy, các DN muốn bước chân vào thị trường xăng dầu, phải tự đơn thương độc mã chiến đấu. "Mở cửa thị trường mà đưa ra những điều kiện như vậy thì khác nào bảo DN tư nhân đừng tham gia"- một chuyên gia kinh tế nói.q

Tôi thấy, DN xăng dầu, điện hầu như lúc nào cũng kêu lỗ. Giá cao mà vẫn lỗ. Thế nhưng, các mạng viễn thông hiện nay cạnh tranh giảm giá quyết liệt nhưng chưa thấy DN nào kêu lỗ, kêu khổ cả. Chắc phải để DN tự bơi, Nhà nước hết can thiệp, "bênh vực", DN mới tự thân vận động, cố gắng tìm những phương án kinh doanh khả thi nhất để tăng cạnh tranh, giảm giá bán. Khi đó, người tiêu dùng mới mong được giảm giá điện, giá xăng.

Chị Trần Thị Chung

(Phường Kim Giang - Thanh Xuân - Hà Nội)

Nha Trang

No comments:

Post a Comment