Để tránh ánh mắt nhòm ngó của dư luận, ông Fred Phillips, một chủ doanh nghiệp sản xuất thép giàu có, đã "giấu" bộ sưu tập xe của mình tại một địa điểm bí mật ở Calgary, Alberta, Canada. Được biết, tình yêu xế hộp của ông Phillips bắt nguồn từ khi mới 14 tuổi. Kể từ đó đến nay, ông Phillips chưa bao giờ hết yêu những chiếc xe 4 bánh.
Bộ sưu tập xe của Phillips.
Đến nay, Phillips đã sở hữu trong tay một bộ sưu tập hơn 60 chiếc xe. Ông khẳng định, mỗi chiếc xe đều chiếm giữ một vị trí thật đặc biệt trong trái tim mình. "Thật không công bằng khi hỏi tôi yêu thích chiếc xe nào nhất. Tôi không thích chiếc nào nhất. Tất cả đều là những chiếc xe cưng của tôi. Mỗi chiếc xe tôi đều mua với lý do riêng và chúng thật đặc biệt", ông Phillips khẳng định.
Khi còn trẻ, Phillips từng mở một cửa hàng xe tại Calgary, chuyên phục chế những chiếc Camaro, Mustang... cũ. Vào thời điểm đó, ông chỉ nắm trong tay một vài chiếc xe. Sau đó, ông đã phải bán chúng đi để gây dựng sự nghiệp.
Vào cuối thập niên '80, Phillips thành lập hãng sản xuất kim loại mang tên Focus Auto Design chuyên đúc khuôn và chế tạo phụ kiện xe hơi dành cho quá trình phục chế hoặc sửa chữa thông thường. Đánh trúng tâm lý thị trường, Phillips nhanh chóng trở nên giàu có và quay trở lại với niềm đam mê sưu tập xe hơi.
Bộ sưu tập ngày càng đông đúc của Phillips rất đa dạng, từ xế đua đến ôtô trưng bày. Theo ông Phillips, đằng sau mỗi chiếc xe là một câu chuyện dài. "Tôi không nói về giá trị những chiếc xe. Đối với tôi, chúng là những tài sản vô giá", ông Phillips khẳng định.
Đằng sau mỗi chiếc xe là một câu chuyện riêng.
chiếc xe , xe , bộ đàm , trong trái tim , charger , phục chế , đa dạng , phillips , gỉ sét , camaro , sưu tập xe , dodge charger , cb một , focus auto design , ford gt40 mark ii , ford model a , fred phillips , ghia savonuzzi supersonic , ông fred ,
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, tại các huyện Nam Cà Mau, trong tuần qua thu hoạch ở các diện tích nuôi tôm quảng canh không ổn định; các huyện còn lại năng suất thu hoạch bình quân 6,5 kg/ha/con nước. Các diện tích nuôi tôm quảng canh đang tiếp tục thả giống bổ sung vào vuông nuôi.
Diện tích nuôi tôm sú công nghiệp trong tuần tiếp tục biến động. Do ảnh hưởng của môi trường, tình hình bệnh trên tôm có chiều hướng gia tăng bên cạnh xuất hiện những cơn mưa lớn. Trong tuần ước diện tích thả giống khoảng 20 ha, thu hoạch khoảng 30 ha.
Diện tích nuôi tôm công nghiệp vẫn đang tiếp tục được mở rộng, nhu cầu phát triển ao mới trong dân còn rất nhiều. Do ảnh hưởng thời tiết, tiến độ xây dựng ao mới bị chậm lại, một số hộ chuyển sang nuôi quảng canh cải tiến.
Duy Linh
Vạ vật tìm chỗ ở
Đã gần một năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Thuận và bà Hoàng Thị Hoàn (đều là thương binh 1/4, trú tại khối Vinh Phúc, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, Nghệ An) phải vạ vật khắp nơi để tìm một chỗ ở tạm.
Khi chúng tôi đến hỏi thăm, tìm mãi mới gặp được vợ chồng bà Nguyễn Thị Thuận trong một ngôi lán nhỏ của công trường xây dựng, trong nhà không có đồ vật gì đáng giá. Bà Thuận ngán ngẩm: "Có được chỗ ở như thế này là may lắm rồi".
Không có nhà để ở, ông Hoàng Xuân Thủy - chồng bà Thuận - phải xin làm bảo vệ cho công ty gần nhà. Để kiếm một chỗ ngủ đêm, ông nhận trông coi công ty 2 ngày liên tiếp, tối đến hai vợ chồng đến phòng bảo vệ của công ty để ngủ. Những hôm không phải ca trực, ông lại đến làm bảo vệ cho chợ Hưng Dũng, bà Thuận đi làm giúp việc. Tối đến hai ông bà nằm tạm trong mấy tấm phản trong chợ.
Có một chỗ trú mưa trú nắng là mơ ước của vợ chồng bà Thuận
Cách đây 2 tháng, thương cho hoàn cảnh của hai ông bà, một công ty xây dựng đã nhận ông vào làm bảo vệ công trường và cho ở nhờ trong một căn lán của công nhân.
Hoàn cảnh gia đình bà Hoàng Thị Hoàn thì "may mắn" hơn một chút. Sau khi dỡ nhà, 9 con người trong gia đình chạy đến nhà cậu con rể xin tá túc. Khổ nỗi nhà thì chật, 4 người trong nhà con rể ở một gian, nhường gian nhà phía trong cho ông bà, vợ chồng con cái người em thứ hai và cậu em út chưa vợ. Chật chội quá, chịu không thấu, vợ chồng anh Bùi Đình Hồng mang vợ con và đứa bé mới sinh ra ngoài thuê nhà để ở. Cậu con trai út lắp thêm một cái gác xép sát mái nhà làm chỗ ngủ.
Bà Thuận vốn bị bệnh tiểu đường nặng. Hôm tôi đến, bà đang nằm bẹp trên giường. Nước mắt ngân ngấn bà cho biết: "Tâm nguyện của tôi là nhà nước sớm giao đất để cha con mẹ con đoàn tụ, thoát khỏi cái cảnh ăn nhờ ở đậu này".
Tháo dỡ nhà và... chờ!
Hai bà vốn là công nhân Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vinh (Công ty CP nông sản XNK Tổng hợp Nghệ An). Năm 2000, Xí nghiệp đã bán căn nhà giữ trẻ (hiện thuộc lô số 20, 21 thửa số 24, tờ bản đồ số 7 bản đồ kỹ thuật số năm 1999 của phường Hưng Bình, Tp Vinh) cho gia đình hai bà làm nhà ở với giá 7 triệu đồng. Năm 2004, gia đình bà Thuận trả hết tiền cho xí nghiệp, còn gia đình bà Hoàn phải đến năm 2008 mới thanh toán hết 3,5 triệu tiền mua nhà.
5 người trong gia đình bà Hoàn phải tá túc trong căn phòng rộng 15m2
Hai bà có nguyện vọng được Nhà nước giao đất để sinh sống ổn định lâu dài. Vì chưa có đất ở, lại là đối tượng chính sách (thương binh), UBND phường Hưng Phúc đã có tờ trình xin chủ trương giao đất tại vùng quy hoạch Cửa hàng thực phẩm Kênh Bắc, khối Vinh Phúc, phường Hưng Phúc, Tp Vinh cho gia đình bà Thuận và bà Hoàn. Ngày 1/5/2010, UBND thành phố Vinh có công văn đồng ý với chủ trương giao đất theo hình thức tái định cư tại chỗ cho 2 hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thuận và bà Hoàng Thị Hoàn.
Ngày 9/5, để thuận lợi cho công tác đo đạc bàn giao đất, gia đình bà Nguyễn Thị Thuận và bà Hoàng Thị Hoàn đã tự nguyện phá dỡ ngôi nhà đang ở để sớm được giao đất theo sự hướng dẫn của UBND phường Hưng Phúc và Trung tâm phát triển quỹ đất. Thế nhưng nhà phá dỡ xong từ lâu mà đất không được giao cho 2 hộ gia đình này.
3 cậu cháu anh Lam phải lắp thêm cái gác xem để có chỗ ngủ
Bà Nguyễn Thị Thuận bức xúc cho biết: "Đợi mãi không thấy được giao đất chúng tôi lên phường, lên thành phố hỏi thì mới té ngửa: Có người cũng yêu cầu bồi thường tái định cư ngay chính mảnh đất của mình". Người mà bà Thuận nói tới chính là ông Bùi Đức Kính và bà Bùi Thị Oanh. Ông Kính và bà Oanh có một thời gian sống tại một căn phòng nhỏ trên mảnh đất đã được Xí nghiệp nông sản XNK tổng hợp Nghệ An bán cho bà Thuận và bà Hoàn. Khi nghe tin có chủ trương xóa nhà cũ cho tái định cư hai người này cũng làm đơn xin giải quyết đền bù, hỗ trợ phần tài sản mà gia đình ông đã bỏ ra xây dựng nhà ở trước đây.
Trước tình hình đó, UBND phường Hưng Phúc đã có văn bản đề nghị Công ty CP nông sản XNK tổng hợp Nghệ An cho ý kiến bằng văn bản đối với ông Bùi Đức Kính và bà Nguyễn Thị Oanh (cùng sống trong khu vực nhà trẻ). Tháng 7/2010 Công ty CP nông sản XNK tổng hợp Nghệ An có công văn trả lời chỉ rõ: Ngoài hai hộ là bà Nguyễn Thị Thuận và Hoàng Thị Hoàn, Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vinh không bán nhà giữ trẻ cho bất cứ người nào khác.
Ông Kính và bà Oanh trước đây là công nhân xí nghiệp, được bố trí nhà ở theo hình thức tập thể không thu tiền. Hiện nay, ông Kính, bà Oanh không công tác tại công ty nữa, công ty không có trách nhiệm bố trí nhà ở cho họ. Do đó hiện nay ông Kính và bà Oanh không có quyền hạn và nghĩa vụ liên quan đến nhà giữ trẻ Xí nghiệp bán cho bà Thuận và bà Hoàn.
Công văn trả lời của Công ty CP nông sản XNK tổng hợp Nghệ An khẳng định ông Kính, bà Oanh không có quyền lợi trên mảnh đất đang tranh chấp
Mặc dù Công ty CP nông sản XNK tổng hợp Nghệ An đã khẳng định như vậy nhưng không hiểu sao việc giao đất cho hộ gia đình bà Thuận và bà Hoàn vẫn không được thực hiện.
Bà Thuận và bà Hoàn đúng đối tượng được giao đất!
Ông Trần Quốc Sỹ - cán bộ địa chính xây dựng phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, ông Sỹ cho biết: "Hộ bà Thuận và bà Hoàn là đúng đối tượng được giao đất. Quan điểm của phường là nhanh chóng làm thủ tục giao đất cho 2 hộ này nhưng vì vướng mắc ngôi nhà của ông Kính và bà Oanh nên không làm được. Phường không có thẩm quyền cưỡng chế, tháo dỡ căn nhà của ông Kính mà chỉ có thành phố mới đủ thẩm quyền để làm. Hiện nay phường cũng đang chờ ý kiến chỉ đạo của thành phố về việc này"
Ông Đặng Thái Bình - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Vinh cho biết: "Hộ bà Nguyễn Thị Thuận và bà Hoàng Thị Hoàn thuộc đối tượng được giao đất tại khu quy hoạch xen dắm của Công ty CP nông sản xuất nhập khẩu tổng hợp Nghệ An. Hiện nay phường Hưng Phúc vẫn chưa hoàn thành thủ tục giao đất cho 2 hộ này, lý do là khu đất dự định giao cho 2 hộ này đang vướng 2 trường hợp là ông Bùi Đức Kính và bà Nguyễn Thị Oanh có tài sản trên đất. Vì chưa giải quyết xong vướng mắc tài sản trên đất nên chưa thể giao đất cho hộ bà Thuận và bà Hoàn".
Căn nhà" của ông Bùi Đức Kính
Ngày 14/4/2011, UBND thành phố Vinh đã có công văn số 1776/QĐ-UBND phê duyệt phương án hỗ trợ GPMB để giao đất tại Khu Quy hoạch của hàng thực phẩm Kênh Bắc, khối Vinh Phúc, phường Hưng Phúc. Theo đó ghi rõ số tiền hỗ trợ để GPMB là 13.929.000 đồng, trong đó hỗ trợ cho ông Bùi Đức Kính 4.614.000 đồng và bà Bùi Thị Oanh (có nhà trên đất) 9.315.000 đồng. Đồng thời công văn của thành phố Vinh cũng ghi rõ thời hạn gia đất cho bà Thuận và bà Hoàn là trước ngày 20/4/2011. Thế nhưng đến nay, 2 gia đình thương binh này vẫn chưa được giao đất.
Hoàng Lam - Nguyễn Duy
No comments:
Post a Comment