Đi qua cầu Thăng Long rẽ bên phải là địa bàn xã Hải Bối. Người dân nơi đây quanh năm chỉ làm nông nghiệp tuy nhiên từ khi mố cầu Nhật Tân được xây dựng và đặt tại thôn Vĩnh Ngọc, thì cả làng nhộn nhịp hẳn lên vì ngày càng có nhiều người về đây hỏi mua đất. Theo đó, giá đất tại đây cũng trở nên đắt đến lạ thường.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ đất tại đây tăng giá là do dự án cầu Nhật Tân vượt Sông Hồng, điểm đầu đặt tại khu vực Phú Thượng, quận Tây Hồ, dự án cắt QL5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc rồi đi thẳng theo hướng Bắc, vượt qua sông Thiếp và kết thúc ở điểm giao với đường Nam Hồng.
Sau khi Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu hoàn thành sẽ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Bắc và các khu công nghiệp như Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Yên Viên; hoàn thiện tuyến đường vành đai 2, rút ngắn tuyến đường từ trung tâm đến Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Với những lợi thế về quy hoạch đường giao thông, giá đất tại làng Ngọc Chi thôn Vĩnh Ngọc tăng chóng mặt từng ngày. Khảo sát tại các văn phòng nhà đất quanh khu vực, đất mặt đường 23 m sát đường dẫn lên cầu Nhật Tân có giá 80 triệu đồng/m2, đất trong làng mặt ngõ rộng 8m có giá 60 triệu đồng/m2. Đất ngõ 3-4 m cạnh chân cầu cũng tăng lên mức 50 triệu đồng/m2. Ngoài ra, đất dãn dân với lô diện tích 60 m2 mặt đường to 60 triệu đồng/m2, đất mặt ngõ nhỏ trên 50 triệu đồng/m2.
Đầu tư vào khu vực đã giá tăng quá cao đồng nghĩa rủi ro rất lớn. ảnh Anh Đào
Đất làng Phương Ngọc, cách chân cầu Nhật Tân khoảng 1 km có giá rẻ hơn nhiều. Trong đó giá đất mặt đường nhỏ 3 m2 là 35-38 triệu đồng/m2, đất mặt đường to ô tô có thể đi được giá trên 45 triệu đồng/m2.
Theo chị Ngọc Trinh (văn phòng môi giới), vài tháng nay có rất nhiều khách hàng từ Hà Nội đổ sang đây hỏi mua đất trong đó đa phần chỉ là đầu tư lướt sóng. Nhiều khách chỉ mua 1 vài tuần thấy lên 3-4 giá là bán ngay để quay sang đầu tư lô khác. Đất trong làng Ngọc Chi nhiều lô đã đổi đến 5-7 chủ. Cứ người sau lại bán cao hơn người trước vài triệu đồng vì vậy giá đất cứ liên tục tăng. Trong Tết, đất mặt đường 23 m chỉ có giá 60 triệu đồng/m2 tuy nhiên hiện tại nhiều lô giao trên 75 triệu đồng.m2 mà không có người bán ra" chị Trinh cho biết.
Nhiều người cho rằng, giá đất tại đây đang tăng một cách bất thường, thậm chí quá nóng bởi hạ tầng giao thông vẫn còn rất ngổn ngang, cầu Nhật Tân ít nhất 3 năm nữa mới có thể hợp long, trong khi hạ tầng xã hội tại các làng xung quanh vẫn còn chưa phát triển. Vì vậy, khó có chuyện giá đất lại đắt ngang bằng với các ngõ phố tại Hà Nội.
Anh Trung, một nhà đầu tư cho biết, lâu nay nhiều khách hàng đã có tâm lý đi trước đón đầu thông tin vì vậy khi bắt đầu khởi công mố cầu Nhật Tân trên xã Vĩnh Ngọc, rất nhiều người từ Hà Nội đã gom từ cuối năm 2009. Lúc đó, giá đất trong làng Ngọc Chi chỉ khoảng 20-25 triệu đồng/m2. Đến thời điểm hiện tại, giá đất đã tăng ít nhất gấp đôi vì vậy nhiều người muốn bán ra để thực hiện hóa lợi nhuận.
"Với mức tăng chóng mặt như vậy, nếu nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào mua là rất nguy hiểm bởi giá cao đồng nghĩa với tỉ suất lợi nhuận thấp do biên độ tăng giá đã bị giới hạn. Đồng thời, nếu thị trường đóng băng việc thanh khoản là rất khó khăn nhất là trong bối cảnh tín dụng bị thắt chặt và lãi suất cho vay tăng cao", anh Trung chia sẻ.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu đi qua địa bàn quận Tây Hồ và huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án là 8.933m, trong đó cầu Nhật Tân dài 3.755,0m, mặt cắt ngang 33,2m theo quy mô cầu thiết kế vĩnh cửu.
Cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m (các nhịp chính có chiều dài 300m). Đường hai đầu cầu có tổng chiều dài là 5.178,8m. Trên toàn tuyến sẽ có 4 nút giao, trong đó có 3 nút giao khác mức.
Anh Đào
Khuyến mãi xuống đường
Những ngày này, chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp tại quận Bình Tân (TP.HCM) đã tung đội ngũ nhân viên tỏa khắp nơi để tiếp thị căn hộ của dự án. Họ có mặt tại các tụ điểm đông người, từ các điểm vui chơi đến trước cổng trường học và phát tờ rơi cho cả những người không quan tâm. Tờ rơi in khá bắt mắt, đặc biệt giảm giá bán 10% cho những ai có nhu cầu nhân dịp dự án hoàn thiện. Giá căn hộ hiện tại được chào từ 20-21.5 triệu đồng/m2.
Đối với những dự án khác chuyện này không mới, nhưng với dự án được quảng cáo cao cấp dường như chuyện này hiếm khi xảy ra. Bởi hiểu theo cách nào đó, việc tiếp thị như vậy vô hình chung đã tự làm mình… xuống cấp.
Câu chuyện trên cho thấy bối cảnh chung của thị trường địa ốc TP.HCM hiện nay cũng như các tỉnh thành phía Nam khác nói chung. Vài tháng gần đây nền đất tại các dự án nhà ở Bình Dương cũng rầm rộ "xuống đường" với các bảng quảng cáo treo…cây xanh, cột điện, giá mỗi nền trên dưới 200 triệu đồng. Hình ảnh này khác xa cảnh chen nhau tranh giành suất mua nền đất, căn hộ chung cư của khoảng hai năm trước.
Thị trường địa ốc tại TP.HCM đang buồn tẻ - Ảnh: N.Khánh
Không quá khi nói một số doanh nghiệp doanh nghiệp kinh doanh địa ốc tại phía Nam đang tìm cách tự cứu mình khi thị trường đóng băng quá lâu, kéo dài từ cuối năm 2008 đến nay. Những chiêu thu hút khách bằng cách giảm giá, khuyến mãi đang khiến người có nhu cầu mua nhà đất có nhiều chọn lựa hơn bao giờ hết.
Thế nhưng không ít người vẫn đắn đo: liệu giá nhà đất còn giảm? Câu trả lời dường như quá khi thị trường địa ốc phía Nam hiện phụ thuộc khá nhiều vào thị trường tài chính.
Hiện nhiều dự án mới tại TP.HCM đang dừng lại nghe ngóng, trừ các dự án đang triển khai, buộc phải ra hàng.
Nhu cầu ảo?
So với TP.HCM, giá nhà đất Hà Nội (khu vực cũ) hiện đã quá cao, nhưng mức giá này chưa dừng lại mà vẫn đang tiếp tục tăng khiến nhiều người lo lắng: giá nhà đất tại đây còn tăng đến khi nào?
Tại hội nghị về nhà ở mới đây, lãnh đạo một bộ nói rằng giá nhà đất Hà Nội quá cao là do cung thiếu so nhu cầu của người dân. Điều này có thể đúng với các dự án nhà ở thu nhập thấp, nhưng thực tế với nhà ở cao cấp, Hà Nội đang đầy các biệt thự…bỏ hoang.
Một chuyên gia địa ốc cho rằng giá nhà đất Hà Nội tăng trong vòng nhiều tháng qua còn do yếu tố quy hoạch của cơ quan chức năng ở các khu vực mới, sự đồn thổi của những người chuyên kinh doanh đất, những người môi giới. Yếu tố này chỉ tức thời và sẽ không tồn tại được lâu khi quy hoạch đã được công bố rõ ràng.
Và hi vọng khi đó, giá nhà đất sẽ trở về trạng thái thực của nó.
N.Khánh - DiaocOnline.vn
Theo Tiến sĩ Y Ghi Niê, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, sắn là loại cây trồng có khả năng làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất rất lớn.
Một nghiên cứu về kết quả những diện tích trồng sắn sau 5 - 10 năm trên địa bàn cho thấy không thể trồng bất cứ loại cây nào, kể cả cây nghệ là loại cây trồng dễ tính với mọi chân đất.
Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk đề nghị các địa phương, nông dân trồng sắn nên luân canh với các loại cây trồng khác, không nên trồng sắn trên một diện tích đất liên tục từ 3 vụ trở lên và phải sử dụng phân hữu cơ, chống xói mòn. Ở những vùng đất bazan màu mỡ, không nên trồng sắn mà chọn những cây màu, cây công nghiệp ngắn, dài ngày có giá trị kinh tế cao hơn, đất không bị thoái hóa, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.
Tỉnh Đắk Lắk cũng quy hoạch, giữ mức diện tích 15.000ha sắn là phù hợp đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn./.
No comments:
Post a Comment