Monday, December 26, 2011

Them mot nha may san xuat iPad phat no

Vụ nổ diễn ra vào khoảng 3h40 chiều hôm qua (19/12, giờ địa phương) tại nhà máy của Pagatron - đối tác sản xuất iPad cho Apple tại Thượng Hải (Trung Quốc), khiến 61 người bị thương.

>> Nhà máy sản xuất iPad của Apple phát nổ

Khu sản xuất của nhà máy Riteng (công ty con của Pagatron) tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Vụ nổ diễn ra tại nhà máy Riteng Computer Accessory Co, trực thuộc tập đoàn Pagatron - một trong những đối tác lớn nhất sản xuất iPad cho Apple, mặc dù không gây cháy nhưng đã khiến 23 người bị thương nặng phải nhập viện khẩn cấp, rất may là không có ca tử vong nào được ghi nhận.

Theo chính quyền thành phố Thượng Hải, vụ nổ xảy ra tại tầng 4, công xưởng sản xuất của công ty Riteng, vào lúc 3h40 chiều (giờ địa phương). Người phát ngôn của công ty này cho biết, hiện nhà máy này vẫn chưa thể hoạt động trở lại.

Vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân của vụ nổ, nhưng theo phỏng đoán ban đầu, đó có thể là do bụi nhôm xuất hiện trong những đường ống thông gió, tương tự với nguyên nhân của vụ nổ nhà máy của Foxconn tại Thành Đô hồi tháng 5 vừa qua.

.

Phát biểu trước báo giới địa phương, Riteng khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ những quy định về an toàn. Về nguyên nhân của vụ nổ, chúng tôi sẽ nhanh chóng làm rõ". Pagatron cho biết, báo cáo điều tra của chính quyền thành phố Thượng Hải sẽ được công bố vào thứ hai tuần sau.

Vụ nổ nhà máy tại Thượng Hải lần này một lần nữa làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về vấn đề an toàn sản xuất cũng như vệ sinh môi trường tại các nhà máy sản xuất của Trung Quốc. Hồi tháng 5, một vụ nổ tương tự đã xảy ra tại nhà máy sản xuất iPad của Foxconn, làm 3 người chết và bị thương 15 người. Hồi tháng 10, một đối tác cung cấp vỏ MacBook cho Apple đã phải đóng cửa vì những nghi ngại về vấn đề môi trường, còn Apple thì bị kiện bởi một số tổ chức tại Trung Quốc vì những vấn đề tương tự hồi tháng 11 vừa qua.

Video tường thuật lại sự việc.

Thanh Duy

Theo Bưu điện Việt Nam


Theo www.baomoi.com

TCT Xay dung Thuy Loi 4 Gia han thoi gian chao ban co phieu

TCT Xây dựng Thủy Lợi 4 – CTCP thông báo gia hạn thời gian nộp tiền mua cổ phiếu đến ngày 17/5/2011.

Với mục đích huy động vốn để nộp tiền sử dụng đất trong dự án nhà ở trên khu đất 72.813,2 m2 tại phường Phước Long A, quận 9. TCT Xây dựng Thủy Lợi 4 – CTCP chào bán 3.860.367 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10:3,465 với mức giá chào bán bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP.

Cổ đông được chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu do Tổng Công ty phát hành thêm và số lượng cổ phiếu phát hành thêm không bị hạn chế chuyển nhượng.

Tuy nhiên, căn cứ tình hình thị trường chứng khoán hiện tại và để đảm bảo đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng thành công, HĐQT Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 – CTCP điều chỉnh thời gian chuyển nhượng quyền mua đến ngày 13/5/2011 và thời gian nộp tiền mua cổ phiếu đến ngày 17/5/2011

Theo www.baomoi.com

Choang voi luong gan 30 trieu dong cua can bo van phong EVN

(NLĐO)- Khối thu nhập bình quân đầu người thấp nhất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng là 7,9 triệu đồng/người/tháng trong khi thu nhập bình quân cơ quan văn phòng của công ty mẹ lên tới mức "khủng" là gần 30 triệu đồng/người/tháng giữa lúc tập đoàn này đang lỗ cả chục ngàn tỉ đồng.

Theo kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 của EVN, do Kiểm toán nhà nước thực hiện, mức thu nhập bình quân đầu người của tập đoàn này cao hơn con số 7,3 triệu đồng được Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh công bố ở một cuộc họp báo trước đó.

Cụ thể, khối phân phối điện là khối có thu nhập thấp cũng đạt 7,9 triệu đồng/người/tháng. Khối truyền tải điện có thu nhập bình quân 10,8 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập cao nhất thuộc về công ty mẹ là 13,7 triệu đồng/người/tháng, tính chung toàn công ty.

Riêng thu nhập bình quân cơ quan văn phòng của công ty mẹ cao gấp hơn 2 lần thu nhập bình quân chung của toàn công ty mẹ (13,7 triệu đồng/người/tháng).

Khối phân phối điện có thu nhập bình quân 7,9 triệu đồng/tháng - Ảnh minh họa
Kiểm toán nhà nước chỉ rõ việc quản lý tiền lương của EVN có một số tồn tại sau. Đó là Hệ thống định mức lao động tổng hợp của EVN ban hành năm 2008 chưa phù hợp với thực tế hiện nay.

Công ty mẹ thực hiện quyết toán tiền lương trên cơ sở Thông báo số 281/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, theo đó quy định đơn giá tiền lương năm 2010 bằng 95% đơn giá tiền lương năm 2009.

Việc phân phối tiền lương theo đơn giá cho các đơn vị trực thuộc công ty mẹ Tập đoàn còn chưa đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các đơn vị, thể hiện ở thu nhập bình quân cơ quan Văn phòng cao gấp hơn 2 lần thu nhập bình quân chung.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, tiền lương các doanh nghiệp Nhà nước năm 2009 ước đạt 3,35 triệu đồng/tháng, Tổng công ty hạng đặc biệt và công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước đạt 5,9 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 2,65 triệu đồng, doanh nghiệp dân doanh đạt 2,05 triệu đồng.

Như vậy, mặc dù EVN đang hoạt động thua lỗ, nợ chồng chất nhưng vẫn có thu nhập rất cao so với mặt bằng chung của xã hội.

Trước đó, trong buổi họp công khai khoản lỗ của ngành điện ngày 19-11, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân viên toàn ngành điện là 7,3 triệu đồng mỗi tháng. Ông Thanh cho rằng đó là mức lương thấp, không đủ sống với nhân viên của tập đoàn.

"Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể sống được. Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó", người đứng đầu EVN nói.

Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh nói ông cảm thấy đau lòng khi lương nhân viên chỉ 7,3 triệu đồng/tháng

Phản ứng về lương của EVN trong khi tập đoàn này đang lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, phải xem lại việc EVN nói mức lương trên 7 triệu đồng/tháng mà không đủ sống và trả lương cao như vậy có đúng với cơ chế hiện hành và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn đang lỗ nặng này hay không.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền cũng cho biết, trước mắt, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội có thể yêu cầu EVN xem lại việc trả lương cho người lao động đã phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị hay chưa.

"Nếu bất hợp lý thì Bộsẽ kiến nghị phải theo cơ chế hiện hành của Nhà nước", bà Chuyền tỏ thái độ.


Theo www.baomoi.com

Hon 31 DN van tai dong loat tang gia ve xe

Theo tìm hiểu của phóng viên NNVN tại một số các bên xe trên địa bàn Hà Nội như: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đến chiều qua hầu hết giá vé đã được thay đổi.

Có mặt ở bến xe Mỹ Đình, hành khách vào bến mua vé xe đều ngỡ ngàng khi thấy niêm yết giá vé mới. Anh Sơn, một hành khách đi bến Mỹ Đình – Lai Châu cho biết: "Tôi công tác trên Lai Châu hầu như đi đi về về liên tục. Trước ngày 1/4 giá vé trong bến là 280.000 đồng/hành khách, thế mà hôm qua tôi đi giá vé đã tăng lên 300.000 đồng/hành khách". Tương tự, tại bến xe Giáp Bát cũng đã có nhiều DN vận tải tăng giá vé.

Cụ thể như: Vé đi Sơn La trước 1/4 có giá 158.000 đồng, nay tăng lên 165.000 đồng/hành khách. Nam Định 50.000 đồng nay tăng lên 55.000 đồng/hành khách. Tại bến xe Gia Lâm, đi Hải Phòng trước 1/4 là 60.000 đồng/hành khách, nhưng ngày hôm qua nhà xe đã thu 65.000 đồng/hành khách; giá vé từ bến xe Gia Lâm đi Thái Nguyên trước 1/4 là 35.000 đồng/hành khách, hôm qua thu 40.000 đồng/hành khách.

Không riêng xe khách, đến chiều qua, nhiều hãng taxi trên địa bàn Hà Nội cũng đã áp dụng giá cước mới. Theo đó, giá cước ngày 6/4 của các hãng taxi Hà Nội với xe 4 chỗ chạy 30 km đầu là 13.200 đồng/km, tăng 500 đồng so với trước đó. Ông Lê Đức Trung, Phó Giám đốc hãng taxi Hà Nội lý giải, để tránh bù lỗ như lần tăng giá xăng dầu lần một hãng đã phải điều chỉnh tăng giá cước hai ngày sau đó (1/4).

Theo khảo sát của NNVN, việc tăng giá cước trong những ngày qua cũng diễn ra với nhiều hãng taxi khác, trong đó các tên tuổi như taxi CP, taxi 3A, taxi Mai Linh… Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, việc giá xăng tăng buộc các hãng phải điều chỉnh giá cước 2 lần trong một tháng là điều không thể tránh khỏi.

Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Cty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết, đến chiều qua Cty cũng đã nhận được thông báo tăng giá vé của 31 DN đang hoạt động tại các bến xe. "Trước hai đợt tăng giá xăng dầu vừa qua, việc doanh nghiệp vận tải tăng giá cước từ 10 đến 15% để bù vào chi phí là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên mọi việc cần thực hiện theo quy trình và các bến xe cần thông báo đầy đủ với công ty", ông Trung nói.

Tổng công ty Đường sắt cũng cho biết, từ 8-4 tới giá vé tàu Thống Nhất và địa phương sẽ tăng từ 5 đến 15%. Trong đó giá ghế ngồi cứng và giường nằm không điều hòa tăng khoảng 5 - 10%, còn giá vé ghế ngồi, giường nằm có điều hòa tăng 10-15% và bắt đầu từ 0h ngày 8/4, giá vé tàu chạy các tuyến sẽ điều chỉnh theo giá mới.

Theo www.baomoi.com