Monday, April 30, 2012

Cai chet cua cac cong ty chung khoan Su menh lon, von it

"Cái chết" của các công ty chứng khoán: Sứ mệnh lớn, vốn ít

Dù có những chuyên gia lão luyện thương trường làm lãnh đạo nhưng vốn ít, trong khi đó sứ mệnh lại quá lớn đang khiến nhiều công ty chứng khoán rơi vào đường khốn cùng.

Nằm trong số 6 công ty chứng khoán vừa bị Uỷ ban Chứng khoán đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, Công ty CP Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) có số vốn điều lệ 50 tỷ đồng (tính đến 31/12/2011). Trụ sở chính tại Quận Hải Châu, Đà Nẵng và một chi nhánh tại Tp.HCM.

Trong năm 2011, Công ty Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) đạt 22,84 tỷ đồng doanh thu và lỗ 5,2 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế đến cuối năm 2011 là 14,254 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn 36,52 tỷ đồng (vốn điều lệ 50 tỷ đồng).

"Dọn dẹp" cho việc phải ngừng nhiều hoạt động, cuối tháng 1 vừa qua, Công ty CPCK Đà Nẵng (DNSC) cũng đã công bố đóng cửa chi nhánh của Công ty tại Q3, Tp.HCM.

Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn có vốn điều lệ vỏn vẹn 41 tỷ đồng. chưa bằng con số lẻ vốn điều lệ của công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (trên 789 tỷ đồng).

Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn (TSS) có trụ sở chính tại Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty này có vốn điều lệ vỏn vẹn 41 tỷ đồng. So với con số vốn điều lệ hơn 789 tỷ đồng của công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam thì chưa bằng số lẻ.

Tuy nhiên sứ mệnh lại đặt lên "vai" của TSS lại quá lớn khi muốn trở thành một định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chuyên nghiệp và chất lượng cao…

Mặc dù lãnh đạo cao nhất của TSS là người có tới hơn 22 năm làm quản lý cấp cao, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại một số công ty cổ phần nổi tiếng như Phó chủ tịch HĐQT Công ty Miwon Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP nước giải khát Tribeco, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Pepsi Việt Nam…nhưng vẫn không tránh khỏi sự thua lỗ.

Cái chết của các công ty chứng khoán: Sứ mệnh lớn, vốn ít
Vốn ít, cạnh tranh lớn khiến nhiều công ty chứng khoán thua lỗ.

Công ty chứng khoán Hà Nội (HSSC) có địa chỉ tại Lý Thái Tổ, Hà Nội, cũng có vốn điều lệ ít ỏi ở mức 50 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2010, HSSC có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 15,7 tỷ đồng. Với việc lỗ liên tiếp 3 năm 2008-2009-2010 thì tổng lỗ luỹ kế của công ty là 34,4 tỷ đồng.

Hồi tháng 2/2012, cũng chuẩn bị trước cho "cái chết" của mình Công ty chứng khoán Hà Nội gần như đã ngừng giao dịch khi đóng hầu hết các nghiệp vụ và đã chuyển khách hàng cho đơn vị khác.

Ngay sau đó, Sở GDCK Hà Nội cũng cho ngừng hoạt động giao dịch của Công ty cổ phần chứng khoán Hà Nội (HSSC) theo đề nghị của công ty để hoàn tất thủ tục chấm dứt tư cách thành viên của công ty này. Từ ngày 17/02/2012, HSSC đã ngừng giao dịch trên cả thị trường niêm yết và thị trường UPCoM.

Đến cuối năm 2010, HSSC có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 15,7 tỷ đồng. Với việc lỗ liên tiếp 3 năm (2008-2009-2010 ) thì tổng lỗ luỹ kế của công ty là 34,4 tỷ đồng.

Đen đủi hơn, ngay đầu năm nay, HSSC bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính. Theo Quyết định số 81/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội, do đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Uỷ ban Chứng khoán đã "truy" ra Công ty này không thực hiện tách bạch tiền của nhà đầu tư với tiền của công ty chứng khoán theo quy định, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Chứng khoán và Điểm a Khoản 1 Điều 32 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC. Đã lỗ nặng, HSSC lại bị phạt mất gần 100 triệu đồng.

Theo một số chuyên gia kinh tế, dù thị trường chứng khoán có khả quan hơn, nhưng song hành với nó là sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Hiện chiếm tới 60% thị phần là khoảng 10 công ty chứng khoán lớn, phần còn lại là những công ty chứng khoán vốn ít. Nếu tiếp tục bị lỗ "cụt" vốn, những công ty có vốn nhỏ sớm muộn cũng bị loại khỏi "cuộc chơi".

Quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ khiến còn nhiều công ty chứng khoán khác "rơi rụng", do những quy chế kiểm soát ngặt nghèo hơn. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, sẽ có một bộ chỉ tiêu về cảnh báo từ xa để tăng cường kiểm tra, giám sát sẽ giúp cơ quan này đánh giá tình hình các công ty chứng khoán hoạt động ra sao và cả những hệ luỵ khi phá sản.

Theo Khổng Nhung

VnMedia

Theo tintuc.xalo.vn

Thursday, April 26, 2012

COM Loi nhuan Quy I giam do trich lap du phong tai chinh

Nguyên nhân là do: Trong Quý I/2012 các mặt hàng xăng dầu đều tăng so với cùng kỳ do đó doanh thu của CTCP Vật tư Xăng dầu (COM) đạt 1.309,15 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ.


Tuy nhiên, do lãi gộp/lít xăng dầu giảm và Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá cổ phiếu nên chi phí giá vốn hàng và chi phí bán hàng đều tăng so với Quý I/2011.

HOSE


Theo www.baomoi.com

Wednesday, April 18, 2012

Gian nan hang Viet vao cho

TT - Gần 10 giờ đêm mà công viên bờ kè sông Phước Long (Bạc Liêu) vẫn sáng đèn và rôm rả tiếng í ới của doanh nghiệp hỗ trợ nhau bán hàng. Người mua ít quan tâm về chuyện đã về khuya vẫn vây kín các gian hàng...

Gian nan hàng Việt vào chợ
Tại gian hàng Pharmadic: nhân viên tận tình hướng dẫn cho khách hàng - Ảnh: Ngọc Hương

Nhìn các nhân viên bán hàng tay quệt mồ hôi, miệng cười toe, khó ai tin họ dậy từ sáng sớm dọn hàng, trưa dang nắng cùng nhau rảo khắp các chợ huyện xã rồi về bán hàng "thông tầm" tới giờ.

Vá "lỗ thủng" thị trường

Bạc Liêu có sáu huyện, trong đó Phước Long và Giá Rai là hai đơn vị trù phú nhất tỉnh. Chợ Phước Long, trong số 70 chợ của toàn Bạc Liêu, không phải là chợ lớn nhất về quy mô nhưng luôn rất nhộn nhịp. Lý do vì các cửa hàng lớn nằm ngoài chợ bán sỉ là chủ yếu, nên tiểu thương tụ họp để tiện hỗ trợ nhau.

Doanh nghiệp mình càng đi sâu vào thị trường truyền thống này càng ngộ ra nhiều cái khó. Những doanh nghiệp được cho là có hệ thống phân phối tốt ở Phước Long như Mỹ Hảo, Vĩnh Thuận, Namilux, Cholimex... đã cố gắng trong nhiều năm tìm hiểu và sâu sát nhằm chiếm được lòng tin của tiểu thương. Một số doanh nghiệp Việt còn đưa từng chuyến hàng theo chành và đại lý một cách truyền thống.

Trong khi đó, từ nhiều năm qua các "đại gia" hàng tiêu dùng (Unilever, Masan, Vinamilk...) đã thực hiện "bí kíp" để chiếm lĩnh thị trường nông thôn hết sức bài bản và công phu: giội "bom tấn" quảng cáo cùng lúc phủ hàng, tổ chức hệ thống bán hàng chặt chẽ, đeo bám địa bàn hằng ngày, hằng tuần với chính sách bán hàng khôn ngoan, linh hoạt đến tận vùng sâu vùng xa.

Do hàng nhập lậu hay nhập biên mậu, hàng giả và hàng nhái giá rẻ, hàng Việt có chất lượng và có thương hiệu đã gặp nhiều lao đao khi không đầu tư phù hợp cho hệ thống phân phối. Thời buổi khó khăn, doanh nghiệp Việt giảm nhân sự của bộ máy bán hàng, không kiểm soát tốt hệ thống phân phối dẫn đến việc giao hàng trễ, hoặc nhân viên lơ là, vài tháng mới xuống lấy đơn hàng một lần và không biết đối thủ cạnh tranh đã nghiễm nhiên thay chân mình!

"Để hàng công ty đến với tiểu thương là một cuộc chiến gay go mà phần thưởng là từng lần đi thị trường thấy sản phẩm của mình được trưng trên kệ của bà con. Khó nhưng làm sao mình chịu thua trên sân nhà được!" - đại diện một doanh nghiệp tham gia khảo sát hệ thống chợ Phước Long chia sẻ.

Gắn kết người mua với hàng Việt

Ở các phiên chợ nông thôn, khi nắng lên người tiêu dùng đến chợ còn thưa, doanh nghiệp họp nhau thành đoàn cùng chuyên gia đi khảo sát các chợ huyện, xã. Đoàn khảo sát gồm đại diện 14 doanh nghiệp cùng các chuyên gia thị trường đã đến chợ Phước Long và ở đó đến tận trưa để quan sát, tiếp cận hỏi thăm bà con nhằm hiểu về tình hình buôn bán phân phối của hàng Việt nơi đây. Phước Long trù phú nên người dân nơi đây rất chịu mua sắm.

Năm 2009, khi đoàn về đây bán hàng lần đầu tiên, các tiểu thương đã "chủ quan" không đi sớm, chưa kịp mua gì phiên chợ đã "cháy hàng". Rút kinh nghiệm, lần này vừa thấy doanh nghiệp bà con tiểu thương đã vội hỏi, vội đến liên hệ để phân phối hàng cho doanh nghiệp ở chợ, đồng thời mua lỉnh kỉnh hàng mới về bán thử.

Tiểu thương ở vùng xa Bạc Liêu "quê trớt" trong suy nghĩ của nhiều người đã biết tận dụng cơ hội, biết kinh doanh và biết yêu hàng Việt hơn: cửa hàng điện máy gia dụng lớn nhất Phước Long Út Đồng Tiến đã đến trực tiếp kết nối và mời doanh nghiệp về cửa hàng để giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng đại lý.

"Có đi có lại mới toại lòng nhau", doanh nghiệp Việt cũng cố gắng hết sức để đưa hàng đến với chợ truyền thống: Namilux giới thiệu sản phẩm mới "bếp gas không dùng bình gas nhỏ" ngay tại chợ; Miliket đem nhiều sản phẩm mì ký có gói gia vị đến giới thiệu với bà con tiểu thương, hay Vinamilk vừa bán hàng có nhiều quà tặng khuyến mãi, lại tổ chức khám và tư vấn dinh dưỡng cho 150 em thiếu nhi ở địa phương...

Những câu chuyện thật của tiểu thương đã giải thích vì sao đi bán hàng nông thôn cực khổ vô vàn mà doanh nghiệp luôn phấn chấn tham gia đông đủ và ngày càng có thêm nhiều thương hiệu mới. Anh Long, giám đốc kinh doanh Cholimex, kể rằng nhờ tham gia phiên chợ Năm Căn, Cà Mau mà Cholimex phát hiện khoảng trống thị trường ở đây và ngay sau phiên chợ đã phủ hàng 100%.

Anh Trí, Công ty Vĩnh Thuận, có cơ hội tìm hiểu sâu thêm tại sao hàng Vĩnh Thuận phủ chưa tốt ở Đầm Dơi, không chỉ vì vận chuyển qua phà cách trở, mà còn vì tình hình công nợ dây dưa ở chợ huyện và phải đến tận nơi mới giải quyết được. Duy Tân và Happy Cook kiên trì bám phiên chợ vùng sâu huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng để phát hiện các khoảng trống thị trường, giải quyết tận nơi những khó khăn của khâu phân phối.

Mãi đến bây giờ, sau ba năm lặn lội đưa hàng về nông thôn, doanh nghiệp hiểu rõ là phải bao phủ vững ở chợ mới trụ vững được trên địa bàn nông thôn, và phải giải được bài toán: chuyên nghiệp và liên kết thì mới thành công.

Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, April 11, 2012

Hon 4.500 ty dong xay khu tai dinh cu o TP.HCM

Công ty Cổ phần Đức Khải vừa công bố kế hoạch hoàn thành chín khối block căn hộ thuộc khu tái định cư Phú Mỹ (The Era Town), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng hơn 3.000 căn hộ.


Hơn 4.500 tỷ đồng xây khu tái định cư ở TP.HCM
Khu tái định cư Phú Mỹ (The Era Town). (Nguồn: eraduckhai.vn))

Trong đó, vào tháng 6 này công ty sẽ hoàn thành và bàn giao cho Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 470 căn hộ để làm quỹ nhà phục vụ tái định cư các dự án trọng điểm của thành phố.

Ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đức Khải, chủ đầu tư dự án khu The Era Town, cho biết dự án The Era Town được đầu tư xây dựng trong khuôn viên rộng 10ha, chia làm ba khu chức năng với tổng sàn xây dựng 500.000m2. Tổng nguồn vốn xây dựng dự án là hơn 4.500 tỷ đồng.

Trong đợt công bố kế hoạch tiến độ dự án The Era Town, Đức Khải hỗ trợ khách hàng mua căn hộ có nhu cầu điều chỉnh, thi công trang trí nội thất theo sở thích nhằm giúp khách hàng tránh việc sửa chữa, tiết kiệm chi phí, thời gian khi sử dụng căn hộ.

Để kịp tiến độ thi công, chủ đầu tư sẽ nhận việc đăng ký điều chỉnh, thi công nội thất bên trong căn hộ cho khách hàng có nhu cầu từ ngày 3/4 đến 30/6.

Dự án The Era Town được đầu tư tạo quỹ nhà tái định cư nhằm phục vụ di dời các dự án công ích trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, được kêu gọi theo hình thức "xã hội hoá đầu tư," đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhà ở để phục vụ, bố trí việc tái định cư của thành phố.

Ông Đoàn Chánh Tâm, Phó giám đốc sàn Eden Real, một trong những đơn vị phân phối căn hộ thuộc The Era Town, cho biết đây khu tái định cư điển hình, kiểu mẫu trên toàn quốc về tiêu chuẩn và chất lượng được thực hiện theo chủ trương xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác an sinh xã hội của thành phố./.

Theo Vietnam+
Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, April 4, 2012

Du luat quang cao con nhieu tranh cai

Trái với sự tăng nhanh về kinh tế, xã hội thì hệ thống pháp luật về quảng cáo đang có những bất cập, Pháp lệnh quảng cáo ban hành năm 2001 cộng với những quy định riêng về hình thức này trong Luật Thương mại, Báo chí, xuất bản… khiến việc quản lý quảng cáo luôn rối rắm. Điển hình là việc loạn pano, biển quảng cáo ngoài trời, công ty chuyên bán hàng qua truyền hình thì bị phát hiện kinh doanh hàng giả… trong thời gian qua.

Dự thảo Luật quảng cáo được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng để trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay xem xét, tuy nhiên, đến thời điểm này, dự thảo vẫn được cho là có nhiều thiếu sót. Hội nghị tham vấn diễn ra cả ngày 12/7 "nóng" với những góp ý thẳng thắn từ các chuyên gia.

Ngay từ khái niệm thế nào là quảng cáo, dự thảo đã bị "soi". Theo dự thảo: quảng cáo là việc giới thiệu đến công chúng, cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời và không có mục đích sinh lời.

"Điều này cần xem lại, quảng cáo không phải là giới thiệu vì giới thiệu trong thương mại là hoạt động sinh lời dù kể cả giới thiệu tên do tên doanh nghiệp vẫn là thương hiệu có thể tạo ra lợi nhuận", ông Nguyễn Danh Lam, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Công Thương nói.

Ông Đỗ Kim Dũng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo quảng cáo Việt Nam cho rằng khái niệm "giới thiệu" mang nặng tính thông tin (thông tấn, tuyên truyền) báo chí chứ chưa lột tả bản chất của quảng cáo vì quảng cáo được ra đời và phát triển từ nền kinh tế thị trường và dịch vụ phần nhiều tính thương mại.

Bỏ cấp phép quảng cáo ngoài trời đang được đưa vào dự thảo luật. Ảnh: Kiên Cường

Theo ông Lam, quan điểm của Bộ Công Thương, hoạt động quảng cáo là hoạt động sinh lời, đa số các nước khác cũng đều khẳng định vậy chứ không phải là tuyên truyền (có cả tuyên truyền chính trị, mục tiêu quốc gia…), giới thiệu chung chung. "Có lẽ chúng ta đang lẩn tránh, không dám nói rõ điều này", ông Lam nói.

Bỏ lửng phần "khái niệm" chưa có lời giải đáp, các chuyên gia tiếp tục thắc mắc vì sao dự thảo lại bỏ cấp phép quảng cáo ngoài trời trong khi đây đang là thực trạng nhức nhối cần chấn chỉnh. "Quảng cáo ngoài trời là lộn xộn và tiêu cực nhất, nếu muốn bỏ giấp phép thì phải có quy hoạch, quy hoạch khung, lúc đó, bản thân quy hoạch mới có thể thay thế cho việc cấp phép", Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam Đinh Quang Ngữ phân tích.

Một chuyên gia cũng cho biết chính ban soạn thảo cũng thể hiện sự lúng túng với điều này khi trong các dự thảo trước đó có lúc đưa vào nhưng có lúc lại bãi bỏ thủ tục cấp phép cho quảng cáo ngoài trời.

Ngoài sự không nhất quán trong quảng cáo ngoài trời, "bó hẹp" diện tích quảng cáo trên báo in, điện tử, truyền hình trong dự thảo cũng được nhiều ý kiến cho là không hợp lý.

"Việc hạn chế quảng cáo tối đa: 15% diện tích tạp chí, 10% báo nói và truyền hình, 15% diện tích khuôn hình của báo điện tử là các quy định sức thiếu thực tế, nó làm hạn chế sự phát triển truyền thông và bóp nghẹt nguồn thu", ông Ong Xuân Minh, Giám đốc dự án Công ty Quảng cáo trực tuyến 24h nói.

Theo ông Minh, những đơn vị trên hầu hết không hoạt động dựa vào ngân sách nên diện tích quảng cáo nhỏ dẫn đến không có nguồn thu duy trì hoạt động, nội dung đi xuống trong khi đây là những phương tiện truyền thông đóng góp lớn cho sự phát triển xã hội, kinh tế cũng như vai trò thông tin.

Cụ thể hơn, ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty Truyền thông Việt Nam (Vc.corp) dự báo nếu luật này được thông qua thì sẽ kéo theo sự giảm sút 30-50% doanh thu khiến các báo điện tử rất khó khăn. Riêng với dự thảo quy định quảng cáo trên báo điện tử không vượt quá 15% khuôn hình, trừ chuyên trang, ông Tân cho rằng rất vô lý vì sẽ chẳng có báo điện tử nào mở chuyên trang quảng cáo do độc giả sẽ không click chuột vào trang chỉ có quảng cáo.

Với những thiếu sót trên, hầu hết các chuyên gia tham gia hội nghị đều chung quan điểm là dự thảo phải cần chỉnh sửa nhiều. Về khái niệm quảng cáo, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục - thanh niên - thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Phó giáo sư Trần Thị Tâm Đan góp ý ban soạn thảo cần tư duy thêm vì khái niệm "mục đích không sinh lời" là rất rộng bao gồm cả tuyên truyền mà tuyên truyền thì không thể "đánh đồng" là quảng cáo.

Với cấp phép quảng cáo ngoài trời, ông Hà Văn Tăng nguyên Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch nhận định cấp phép ngoài trời tạo sự an tâm nào đó nhưng thật sự bộc lộ những hạn chế, nhược điểm như cơ chế xin - cho gây nhũng nhiễu, phiền hà doanh nghiệp. Thay vào cấp phép, có thể quy định các điều kiện có và đủ để quảng cáo và sản phẩm quảng cáo phải đăng ký với cơ quan chức năng để làm căn cứ hậu kiểm.

Tuy nhiên, bà Đặng Thị Phượng, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Tây Ninh cho rằng bỏ quy định cấp phép quảng cáo ngoài trời cần có lộ trình vì thực tiễn hiện nay công tác quy hoạch quảng cáo tại phần lớn các địa phương chưa ổn định.

Ông Tân đề ra biện pháp hướng tới việc quản lý quảng cáo trên báo - đài như tạo thuận lợi cho quảng cáo trực tuyến, chính sách ưu đãi khác…

Kiên Cường

Theo www.baomoi.com